Ảnh hưởng của vi sóng và sóng siêu âm đến hiệu quả trích ly chất xơ từ vỏ xoài cát chu (Mangifera indica L.) bằng công nghệ enzyme

Autor: Trần Chí Nhân, Kiều Minh Vương, Lê Uyển Nhi, Lưu Thái Danh, Nguyễn Bảo Lộc, Nguyễn Nhật Minh Phương
Jazyk: vietnamština
Rok vydání: 2024
Předmět:
Zdroj: Tạp chí Khoa học Đại học Cần Thơ, Vol 60, Iss SDMD (2024)
Druh dokumentu: article
ISSN: 1859-2333
2815-5599
DOI: 10.22144/ctujos.2024.441
Popis: Một lượng lớn vỏ loại bỏ khỏi quy trình sản xuất các sản phẩm từ xoài gây ô nhiễm môi trường khi không được xử lý hợp lý. Nghiên cứu này nhằm phân tích thành phần, đặc tính nguyên liệu và thu nhận chất xơ bằng trích ly hỗ trợ enzyme tích hợp vi sóng (MEAE: 100÷500 W, 30÷90 giây) hoặc sóng siêu âm (UEAE: 100÷220 W, 15 phút). Kết quả cho thấy vỏ xoài Cát Chu chủ yếu là carbohydrate (74,13±0,47%), trong đó có 37,22±1,61% chất xơ tổng số (TDF), 11,64±1,34% chất xơ hòa tan (SDF) và 25,55±0,78% chất xơ không hòa tan (IDF). Nguyên liệu giữ nước và dầu tương đối tốt (7,55±0,07 và 1,64±0,08 g/g) nhưng khó tan (43,10±0,85%) và trương nở (2,50±0,01 mL/g). MEAE ở 300 W trong 90 giây cho hiệu suất thu hồi (18,39±0,32%) và thành phần chất xơ (71,63±1,22% TDF, 65,15±0,51% SDF và 6,48±0,70% IDF) tốt hơn của UEAE ở 150 W trong 15 phút (17,67±0,27% hiệu suất, 64,53±0,39% TDF, 53,34±0,11% SDF và 11,18±0,5% IDF). Như vậy, vỏ xoài Cát Chu là nguồn giàu chất xơ mà MEAE hỗ trợ khai thác hiệu quả.
Databáze: Directory of Open Access Journals