Popis: |
TÓM TẮT Mục đích của nghiên cứu là kiểm định chất lượng khoa học của thang đo Tâm thế của giáo viên với đổi mới giáo dục được xây dựng bởi nhóm nghiên cứu. Dựa trên mô hình lý thuyết của Rafferty và cộng sự (2013), nhóm nghiên cứu đã xây dựng thang đo này để tìm hiểu sự sẵn sàng với đổi mới giáo dục của giáo viên hiện nay trên hai chiều cạnh của tâm thế là sự sẵn sàng về nhận thức và sự sẵn sàng về cảm xúc. 594 giáo viên từ các trường tiểu học, THCS và THPT tại ba miền Bắc, Trung và Nam đã tham gia trả lời bảng hỏi. Kết quả phân tích nhân tố khám phá, phân tích nhân tố khẳng định và phân tích độ tin cậy cho thấy, thang đo 24 mệnh đề (item) có độ giá trị và độ tin cậy được chấp nhận. Kết quả đã chỉ ra rằng, cấu trúc của Tâm thế với đổi với giáo dục gồm 7 thành tố, trong đó 3 thành tố về cảm xúc và 4 thành tố về nhận thức. Kết quả cũng cho thấy, hai chiều cạnh nhận thức và cảm xúc của tâm thế có thể sử dụng linh hoạt, vừa có thể như các yếu tố độc lập, vừa có thể làm thành một yếu tố tổng hợp. Ý nghĩa ứng dụng của thang đo này cũng như hạn chế của nghiên cứu đã được bàn luận. Từ khóa: Đặc điểm tâm trắc, độ giá trị, độ tin cậy, thang đo tâm thế với đổi mới giáo dục của giáo viên. Abstract The purpose of this study is to test the scientific quality of the teachers’ readiness to educational reform scale developed by the research team. Based on the theoretical model of Rafferty et al. (2013), the team constructed this scale to find out teachers' readiness for educational reform on two dimensions: cognitive readiness and emotional readiness. 594 teachers from primary, middle and high schools in the North, the Central and the South participated in answering the questionnaire. Results of EFA, CFA and reliability analysis showed that 24-item teacher’s readiness scale has accepted validity and reliability. The results have shown that the structure of teachers’ readiness scale consists of 7 components, including 3 components of emotional readiness and 4 components of cognative readiness. At the same time, the two dimensions of Teacher’s readiness can be used flexibly, as an independent factor and can be combined in one factor. The implication of this scale as well as the limitations of the study were discussed. Received: 8/6/2020; Accepted: 25/8/2020; Published: 10/9/2020 |