Đặc điểm dịch tễ học phân tử vi rút EV-A71 phân nhóm B5 gây bệnh tay chân miệng tại miền Bắc Việt Nam, 2012 - 2017

Autor: Đào Thị Hải Anh, Nguyễn Thế Anh, Nguyễn Thị Hiền Thanh, Vũ Mạnh Hùng, Ngũ Duy Nghĩa, Ngô Huy Tú, Trần Như Dương, Trần Thị Nguyễn Hòa
Rok vydání: 2022
Zdroj: Tạp chí Y học Dự phòng. 32:43-54
ISSN: 0868-2836
DOI: 10.51403/0868-2836/2022/657
Popis: Phân nhóm B5 của EV-A71 (EV-A71_B5) đồng lưu hành với EV-A71_C4a gây dịch tay chân miệng (TCM) tại miền Bắc Việt Nam năm 2011 - 2012 và gần như là phân nhóm duy nhất được phát hiện giai đoạn 2013- 2017. Thông tin đặc điểm dịch tễ học phân tử của EV-A71_B5 ở miền Bắc Việt Nam vẫn còn hạn chế.Vì vậy, chúng tôi tiến hành nghiên cứu này nhằm mô tả đặc điểm dịch tễ học phân tử vi rút EV-A71_B5 tạimiền Bắc Việt Nam giai đoạn 2012 - 2017. Nghiên cứu phân tích sự lưu hành và đặc điểm gen VP1 của216 mẫu bệnh phẩm đã được xác định dương tính với EV-A71_B5, thu thập trong chương trình giám sát TCM ở miền Bắc Việt Nam giai đoạn 2012 - 2017. EV-A71_B5 được phát hiện trên hầu hết các tỉnh và ởtất cả các năm nhưng sự lưu hành mang tính biến động về không gian và thời gian. Tuy 93,5% ca mắcEV-A71_B5 ở thể nhẹ, có 4 ca bệnh nặng và tử vong. EV-A71_B5 tại miền Bắc thuộc lineage Malaysia,chứa phần lớn các chủng lưu hành tại miền Nam, miền Trung và các nước Nam Á tương đối trong cùngthời điểm. EV-A71_B5 Việt Nam phân chia thành 5 nhánh, lưu hành thay đổi theo thời gian. Độ khác biệttrình tự gen VP1 lên đến 6,2%, gợi ý sự đa dạng nhóm chủng lưu hành. Đột biến chỉ phát hiện trên mẫu EV-A71_B5 Việt Nam gồm T79A, Y245H và T289S. Sự đa dạng gen VP1 có thể là cơ chế phân tử giúp EV-A71_B5 duy trì tính lưu hành gây dịch địa phương (endemicity) miền Bắc Việt Nam trong thời gian dài.
Databáze: OpenAIRE