Popis: |
Đặt vấn đề: Nhiều nghiên cứu chứng tỏ rằng: tuổi càng cao thì mật độ xương (MĐX) càng giảm. Bên cạnh đó, chiều cao là yếu tố có ảnh hưởng đến MĐX. Những người tầm vóc nhỏ có khối xương thấp hơn nên dễ có nguy cơ loãng xương (LX). Đái tháo đường (ĐTĐ) và các biến chứng liên quan có thể gây bất lợi cho chất lượng xương Mục tiêu: Đánh giá mối liên quan giữa mật độ xương với chỉ số BMI, vòng bụng và thời gian phát hiện bệnh trên bệnh nhân ĐTĐ típ 2 tại Bệnh viện Nội tiết Thanh Hóa Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu cắt ngang trên 1538 bệnh nhân đái tháo đường típ 2 tại Bệnh viện Nội tiết Thanh Hóa từ tháng 4 năm 2019 đến tháng 4 năm 2021. ĐTĐ típ 2 được chẩn đoán theo tiêu chuẩn của Bộ Y tế Việt Nam, 2017. Tất cả bệnh nhân được phỏng vấn và khám để ghi nhận về tuổi, giới tính, thời gian phát hiện bệnh ĐTĐ típ 2, chỉ số BMI, vòng bụng. Đo mật độ xương bằng phương pháp hấp thụ tia X năng lượng kép. Xử lý số liệu bằng phần mềm SPSS 13.0. Kết quả nghiên cứu: Tỷ lệ giảm mật độ xương ở bệnh nhân ĐTĐ típ 2 bị béo phì dạng nam đối với nam giới là 40,41%; đối với nữ giới là 44,24%. Trong khi đó, tỷ lệ loãng xương ở bệnh nhân nam giới có béo phì dạng nam là 15,75%; ở nữ giới có béo phì dạng nam là 18,8%. Ở nhóm bệnh nhân ĐTĐ típ 2 có thời gian phát hiện bệnh ≤ 5 năm thì tỷ lệ giảm MĐX (33,85%), LX (8,46%) thấp hơn tỷ lệ giảm MĐX (39,69%), LX (17,73%) ở nhóm có thời gian phát hiện bệnh > 5 năm. MĐX trung bình ở cổ xương đùi (CXĐ) (0,781 ± 0,12 g/cm2), ở cột sống thắt lưng (CSTL) (0,783 ± 0,13 g/cm2) nhóm có thời gian phát hiện bệnh ≤ 5 năm cao hơn so với MĐX trung bình ở CXĐ (0,747 ± 0,12 g/cm2), ở CSTL (0,745 ± 0,13 g/cm2) nhóm có thời gian phát hiện bệnh > 5 năm, p |