ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG VÀ KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ BỆNH KAWASAKI TẠI BỆNH VIỆN TRẺ EM HẢI PHÒNG

Autor: Trần Thị Hải Yến, Phạm Văn Thức, Đinh Dương Tùng Anh
Rok vydání: 2022
Zdroj: Tạp chí Y học Việt Nam. 517
ISSN: 1859-1868
DOI: 10.51298/vmj.v517i2.3226
Popis: Kawasaki là bệnh sốt có phát ban cấp tính, thường gặp ở trẻ nhỏ dưới 5 tuổi với đặc điểm viêm lan toả hệ thống mạch máu vừa và nhỏ, có thể để lại di chứng tổn thương động mạch vành nặng nề nếu không được phát hiện và điều trị sớm. Mục tiêu: Chúng tôi tiến hành nghiên cứu này với mục đích giúp cải thiện việc chẩn đoán sớm, điều trị kịp thời và hạn chế biến chứng của bệnh Kawasaki ở trẻ em. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Chúng tôi tiến hành nghiên cứu hồi cứu 48 ca bệnh Kawasaki được chẩn đoán tại Bệnh viện Trẻ em Hải Phòng từ tháng 01/2016 đến tháng 3/2020 và rút ra một số kết luận như sau. Kết quả: Đa số trẻ mắc Kawasaki ở lứa tuổi 6 - 24 tháng, tỷ lệ trẻ nam/nữ là 1.27/1. 100% các bệnh nhân đều có sốt, các triệu chứng khác gặp ở phần lớn các bệnh nhân. Hầu hết các triệu chứng đều xuất hiện trong tuần đầu của bệnh. 85.4% số ca bệnh Kawasaki là thể điển hình. Có 26/48 bệnh nhân được chẩn đoán Kawasaki đã điều trị tại Bệnh viện Trẻ em Hải Phòng. 92.3% bệnh nhân được điều trị và đáp ứng với IVIG ngay từ lần đầu, 7.7% số ca bệnh là kháng thuốc, cần điều trị IVIG liều 2. Không có trường hợp tử vong tại viện. Phần lớn các chỉ số xét nghiệm huyết học và sinh hóa nhanh chóng trở về bình thường sau điều trị IVIG; CRP và tốc độ máu lắng tăng cao và trở về bình thường chậm hơn. Kết luận: Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy vẫn cần cải thiện công tác chẩn đoán sớm khi vẫn còn 35.5% số ca bệnh có chẩn đoán ban đầu không phải là theo dõi Kawasaki, và việc theo dõi tổn thương tim mạch sau điều trị là cần thiết.
Databáze: OpenAIRE