Popis: |
TÓM TẮTUng thư vòm mũi họng (NPC) là bệnh thường gặp trên thế giới (theo Hiệp hội Kiểm soát Ung thư Quốc tế, bệnh chiếm tới 1% dân số) và là một trong nhưng nguyên nhân gây tử vong hàng đầu ở miền nam Trung Quốc cũng như ở các nước Đông Nam Á. PET/CT (chụp cắt lớp phát xạ positron) là một hình thái thăm khám hình ảnh hiện đại, đóng vai trò quan trọng trong quản lý NPC. Chụp FDG-PET/CT được ứng dụng để chẩn đoán, chẩn đoán giai đoạn, đánh giá lại giai đoạn trong những trường hợp bệnh tái phát, theo dõi đáp ứng điều trị và lập kế hoạch xạ trị.Mục tiêu: Bước đầu đánh giá vai trò của FDG-PET/CT trong chẩn đoán và lập kế hoạch xạ trị trên 20 bệnh nhân ung thư vòm mũi họng (K vòm).Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: 20 bệnh nhân được chẩn đoán xác định ung thư vòm mũi họng, có giải phẫu bệnh, chụp FDG-PET/CT chẩn đoán, xác định giai đoạn bệnh và mô phỏng lập kế hoạch xạ trị trong thời gian từ tháng 7/2010 đến tháng 01/2011.Kết quả: 1. FDG-PET/CT rất có giá trị trong chẩn đoán và xác định chính xác giai đoạn bệnh trong ung thư vòm mũi họng: phát hiện khối u nguyên phát cho bệnh nhân ung thư di căn chưa rõ nguyên phát; mức độ hấp thu FDG (giá trị SUV) cao tại u vòm (SUV trung bình=11,83), hạch di căn (SUV trung bình=8,37) giúp dễ dàng phát hiện tổn thương; thay đổi giai đoạn bệnh ở 38,9% bệnh nhân, thay đổi hướng điều trị cũng như giúp tiên lượng bệnh tốt hơn.2. FDG-PET/CT mô phỏng rất hữu ích trong lập kế hoạch xạ trị ung thư vòm mũi họng: giúp xác định chính xác thể tích khối u sinh học BTV; không bỏ sót hạch vùng; thay đổi thể tích xạ trị ở 80% các bệnh nhân so với chụp CT mô phỏng thông thường, giảm thể tích xạ trị ở 60% bệnh nhân, hạn chế biến chứng do tia xạ. Thể tích GTV-PET trung bình là 92,3 cm3 so với thể tích GTV-CT là 128,4 cm3.Kết luận: Sử dụng FDG-PET/CT để chẩn đoán và mô phỏng lập kế hoạch xạ trị cho bệnh nhân ung thư vòm mũi họng là kĩ thuật mang lại hiệu quả cao và an toàn cho người bệnh. |