Đặc điểm lâm sàng và các dấu ấn sinh học tiên lượng của bệnh nhân COVID-19

Autor: Thua Nguyen Tran
Rok vydání: 2022
Zdroj: Journal of Clinical Medicine- Hue Central Hospital.
ISSN: 1859-3895
Popis: TÓM TẮT Đặt vấn đề: Bệnh COVID-19 gây ra bởi vi rút SARS-CoV-2 hiện nay là một đại dịch toàn cầu gây ảnh hưởng lớn đến hơn 200 quốc gia trên thế giới. Các triệu chứng lâm sàng, cận lâm sàng của bệnh có ý nghĩa trong việc chẩn đoán bệnh và xác định các mức độ của bệnh. Gần đây, vai trò của các dấu ấn sinh học trong tiên lượng mức độ của bệnh đã được xác định. Các yếu tố tiên lượng có thể giúp các bác sĩ lâm sàng tiên đoán được mức độ nguy kịch của bệnh, can thiệp kịp thời và giảm tỷ lệ tử vong. Phương pháp: Thực hiện nghiên cứu hồi cứu 300 bệnh nhân COVID-19 điều trị tại Trung tâm Hồi sức tích cực người bệnh COVID-19 Trung ương Huế tại Thành phố Hồ chí Minh. Kết quả: Tuổi trung bình 57,33±17,75; BMI 23,14+4,89; HATT 127,97±20,74 mmHg; HATTr 78,4±12,11 mmHg. Triệu chứng viêm long đường hô hấp trên 48,3%; bệnh kèm tăng huyết áp 37,3%, đái tháo đường 18,3%, bệnh phổi mạn tính 5,3%, bệnh mạch vành 4,7%. Mức độ bệnh nguy kịch 53,7%, nặng 6%, vừa 23,3%, nhẹ 17%. Liệu pháp oxy lúc vào viện qua mask 34%, canule 4%, CPAP 5,3%, HFNC 8,7%, thở máy xâm nhập 12%. Tăng hoặc giảm bạch cầu 45,6%; giảm tiểu cầu 7,7%; tăng glucose máu 76%; giảm pH 17,3%; PaO2 70,1±31,66 mmHg; PaCO2 65,39±27,8 mmHg; FiO2 77,93±22,69; PaO2/FiO2 65,39±27,8. Có sự khác biệt về số bạch cầu (7,47 mmol/l có giá trị trong tiên lượng mức độ nguy kịch ở người bệnh COVID-19. Kết luận: Các dấu ấn sinh học tiên lượng (ngưỡng bạch cầu ≥11,6k/ml, tiểu cầu ≤191k/ml, D-dimer ≥1164 ng/ml, ferritin ≥370,73 ng/ml, CRP ≥26 mg/l, glucose máu >7,47 mmol/l) có thể giúp các bác sĩ lâm sàng và các nhà hoạch định chính sách điều chỉnh các chiến lược quản lý người bệnh COVID-19, trong khi các nhà nghiên cứu có thể sử dụng những phát hiện của chúng tôi để phát triển các mô hình tiên lượng đa biến giúp cho việc ra quyết định điều trị và cải thiện kết cục của người bệnh. ABSTRACT CLINICAL CHARACTERISTICS AND PROGNOSTIC BIOMARKER OF COVID-19 PATIENTS Background: COVID-19 caused by SARS-CoV-2 virus is an unprecedented global pandemic affecting more than 200 countries worldwide. Clinical and subclinical symptoms of the disease are significant in diagnosing and determining the severity of the disease. Identified prognostic factors can help clinicians in predictor of disease severity, prompt intervention, and reduce mortality. Methods: A retrospective was conducted on 300 COVID-19 patients who were isolated and treated at the COVID-19 Intensive Care Center Unit run by Hue Central Hospital in Ho Chi Minh City. Results: In 300 COVID-19 patients, average age 57.33±17.75; BMI 23.14+4.89; SBP 127.97±20.74 mmHg; DBP 78.4±12.11 mmHg; Inflammation of the upper respiratory tract 48.3%. Background diseases (hypertension 37.3%, diabetes 18.3%, chronic lung disease 5.3%, coronary artery disease 4.7%); severity group 53.7%, severe group 6%, moderate group 23.3%, mild group 17%; oxygen therapy on hospital admission through mask 34%, canule 4%, CPAP 5.3%, HFNC 8.7%, invasive ventilation 12%; Increase or decrease in white blood cell count 45.6%. Decrease in blood platelet count 7.7%; increased blood glucose 76%; decrease pH 17.3%; PaO2 70.1±31.66 mmHg; PaCO2 65.39±27.8 mmHg; FiO2 77.93±22.69; PaO2/FiO2 65.39±27.8. There was a difference in the number of white blood cells (7.47 mmol/l for predictor of severity in COVID-19 patients. Conclusion: Identified prognostic factors (threshold leukocyte ≥11.6 k/μl, platelets 191 k/μl, D-dimer ≥1164 ng/ml, ferritin ≥370.73 ng/ml, CRP ≥26 mg/l, blood glucose >7.47 mmol/l) can help clinicians and policy makers in tailoring management strategies for patients with COVID-19 infectious disease while researchers can utilise our findings to develop multivariable prognostic models that could eventually facilitate decision-making and improve patient important outcomes.
Databáze: OpenAIRE