Popis: |
Nghiên cứu tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Tuyên Quang được tiến hành trên 300 người bệnh sau phẫu thuật mở đường tiêu hóa, nhằm mục tiêu: (1) mô tả diễn biến tình trạng đau, mất ngủ và các triệu chứng lâm sàng sau phẫu thuật ổ bụng bằng phương pháp mổ mở (2) phân tích mối liên quan giữa tình trạng đau, mất ngủ tới quá trình hồi phục sau mổ và một số yếu tố khác. Phương pháp nghiên cứu: với thiết kế nghiên cứu mô tả tiến cứu, sử dụng kết quả trong bệnh án theo dõi sau mổ , bổ sung các bộ câu hỏi về đau theo thang điểm VAS, bộ câu hỏi chất lượng hồi phục sau mổ -QoR-15, câu hỏi về chất lượng giấc ngủ. Kết quả nghiên cứu cho thấy: Mức độ đau của người bệnh giảm đáng kể theo thời gian trong các ngày sau mổ. Tỷ lệ đau dữ dội ở ngày đầu sau mổ là 91,0%, giảm xuống 20,7% ở ngày thứ 2; ở ngày thứ 3 chỉ còn 2,3%. Tỷ lệ người bệnh không đau tăng từ 4,0% ở ngày thứ ba sau mổ lên 86,0% tại ngày ra viện. Tỷ lệ người bệnh giảm đau tốt (giảm >=3 điểm) tại thời điểm ra viện so với ngày thứ 2 là 74,3%. Tỷ lệ người bệnh không ngủ được giảm từ 26,7% ở ngày đầu sau mổ xuống 12,7% ngày thứ hai sau mổ và 2,7% ở ngày thứ ba. Tỷ lệ ngủ ít giảm từ 72,0% ở ngày thứ nhất xuống 61,3% ngày thứ 2 và 29,7% ngày thứ 3 và 10,0% ngày ra viện. Tỷ lệ ngủ bình thường ở ngày thứ nhất, hai, ba và ra viện tăng dần, lần lượt là 1,3%; 26,0%; 67,7% và 90,0%. Có mối liên quan có ý nghĩa thống kê giữa mức độ cải thiện tình trạng đau và chất lượng giấc ngủ. Mức độ đau sau mổ tác động lên tình trạng giấc ngủ của người bệnh. Đau càng nhiều mất ngủ càng nặng. Có mối liên quan có ý nghĩa thống kê giữa mức độ đau sau mổ với mức độ phục hồi của người bệnh. Nữ giới có mức độ cải thiện tình trạng đau tốt hơn so với nam giới. Có mối liên quan giữa hình thức phẫu thuật, tình trạng vết mổ và tình trạng biến chứng của người bệnh với mức độ đau sau mổ. Có thể dựa vào điểm đau và mức độ mất ngủ để dự kiến ngày lành vết mổ (có thể cắt chỉ) với hệ số tương quan khá chặt chẽ (R = 0,604) và hàm tương quan đa biến có ý nghĩa thống kê (p |